Huyệt Đạo Thiêng Cổng Trời Am Tiên Núi Nưa Thanh Hóa

Huyệt Đạo Thiêng Cổng Trời Am Tiên Núi Nưa Thanh Hóa. Am Tiên Núi Nưa là 1 trong 3 huyệt đạo quốc gia Việt Nam. Đường lên Am Tiên Núi Nưa - Huyệt đạo quốc gia của Việt Nam. Du lịch Núi Nưa Thanh Hóa. Sử tích Đền Nưa - Am Tiên Thanh Hóa. Đền Bà Triệu Núi Nưa Thanh Hóa. Cổng trời Am Tiên Thanh Hóa. Giếng Tiên tại Am Tiên Núi Nưa Thanh Hóa.

0
92

Huyệt Đạo Thiêng Cổng Trời Am Tiên Núi Nưa Thanh Hóa

Huyệt Đạo Thiêng Cổng Trời Am Tiên Núi Nưa Thanh Hóa huyện Triệu Sơn

3 huyệt đạo quốc gia Việt Nam

Theo sử sách, nước ta có 3 huyệt đạo linh thiêng, gồm núi Đá Chông (huyện Ba Vì, Hà Nội).
Núi Bà Đen (xã Thạnh Tân, tỉnh Tây Ninh).
Núi Nưa tại xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Huyệt đạo trên đỉnh núi ngàn Nưa, được đánh giá là một trong những huyệt đạo linh thiêng nhất.
Quần thể di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên Thanh Hóa, không chỉ được biết đến là nơi Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, mà còn là huyệt đạo linh thiêng bậc nhất Việt Nam.
Huyệt Đạo Thiêng Cổng Trời Am Tiên Núi Nưa Thanh Hóa

Đường lên Am Tiên Núi NưaHuyệt đạo quốc gia của Việt Nam

Nằm trên đỉnh Núi Nưa làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Quần thể di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên là 1 quần thể bao gồm: “Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên“.
Với tổng diện tích 100 héc ta, cao 585 mét so với mực nước biển.
Đường Đến Núi Nưa Triệu Sơn Thanh Hóa
Ngôi Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 3. Đến thế kỷ thứ 6, đền được vua Lý Nam Đế cho xây dựng lại.
Đường lên đền Am Tiên nay đã được đầu tư xây dựng, nên chỉ mất khoảng 15 phút đi xe là có thể lên đến đỉnh.
Với tầm nhìn xuống những làng mạc trù phú của các huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Như Thanh.

Du lịch Núi Nưa Thanh Hóa

Ngày 27 tháng 3 năm 2009, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch đã công nhận địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm: Núi Nưa, Đền Nưa, Đền Am Tiên, là di tích lịch sử danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Từ năm 2018, nơi này được tu sửa sân đền, Chính Điện, và một phần của cổng Đền Nưa.
Cổng Đền Nưa chỉ tu sửa một phần. Vì các hoa văn trên cổng được xây và chạm khắc từ thời vua Lê Thánh Tông, nên có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa.
Điểm nhấn của di tích Đền Nưa là hàng cây tính đến nay đã được 100 tuổi. Được trồng thẳng hàng ngay trước đường vào Đền.
Huyệt Đạo Thiêng Cổng Trời Am Tiên Núi Nưa Thanh Hóa tại huyện Triệu Sơn
Trải qua hàng ngàn năm, dấu tích trên ngọn núi này đã bị xóa mờ theo thời gian.
Thế nhưng, những câu chuyện về giếng tiên, bàn cờ tiên, vườn thuốc tiên, động Am Tiên vẫn còn được kể và lưu truyền đến tận ngày nay. Và thu hút sự quan tâm của rất nhiều du khách.

Sử tích Đền Nưa – Am Tiên Thanh Hóa

Tương truyền, thời nhà Đường có tướng Cao Biền được cử sang cai trị nước ta.
Thấy nơi đây có hình sông thế núi linh thiêng, long mạch rất thịnh vượng, nên muốn phá đi.
Cao Biền thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi để xem địa thế.
Hoặc giả lập đàn cúng tế, lừa thần bản địa đến, rồi dùng kiếm báu chém đầu. Xong rồi đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch.
Huyệt Đạo Thiêng Cổng Trời Am Tiên Núi Nưa Thanh Hóa tại Triệu Sơn
Khi hắn bay đến Ngàn Nưa, Cao Biền đã tìm cách trấn yểm huyệt đạo này, nhưng thất bại.
Theo quan sát, huyệt đạo nằm ở đỉnh cao nhất của dãy ngàn Nưa.
Đây là một mỏm đất khá bằng phẳng, rộng chừng vài trăm mét vuông.
Theo ông Lê Bật Sơn, là Thủ từ Đền Am Tiên, khu đất này chính là huyệt đạo mà tướng Cao Biền đã cố tìm cách triệt long mạch, nhưng bất thành.
Cổng Trời Huyệt Đạo Linh Thiêng Núi Nưa Triệu Sơn Thanh Hóa

Đền Bà Triệu Núi Nưa Thanh Hóa

Theo thần tích, Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ, tức năm 226.
Người ở miền núi Quân Yên, Quận Cửu  Chân, nay thuộc địa phận xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Bà là em gái của Triệu Quốc Đạt, một huyện lệnh có thế lực trong vùng.
Cha mẹ mất sớm, nên bà ở với anh.
Năm 20 tuổi, khi còn chưa lấy chồng, bà đã chiêu nạp trai tráng trong vùng, luyện tập võ nghệ.
Năm 248, quan lại nhà Ngô tàn ác, khiến nhân dân khổ sở.
Bà Triệu đã cùng với anh trai Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi nghĩa.
Bà Triệu nữ tướng Triệu Thị Trinh cưỡi voiSau một thời gian chuẩn bị lực lượng, Bà Triệu và nghĩa quân đã vượt sông Chu, đến vùng Núi Nưa. Cách vùng Núi Quân Yên 30km để lập căn cứ, chuẩn bị khởi nghĩa.
Ở vào vị trí có tính chất chiến lược quan trọng.

Vùng Núi Nưa Triệu Sơn được bà Triệu chọn làm căn cứ, bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Ngô.

Cuộc khởi nghĩa cuối cùng tuy đã thất bại. Nữ tướng đã phải tuẫn tiết ở núi Tùng. (tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay).
Sau khi Bà Triệu mất, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Bà.
Đền thờ Bà Triệu còn được dân gian gọi là Đền Đức Vua Bà.
Bà Triệu nữ tướng Triệu Thị Trinh cưỡi voi đánh giặcĐến nay, đã gần 18 thế kỷ trôi qua. Nhưng nhân dân cả nước, cũng như người dân xứ Thanh rất tự hào và khắc sâu trong tâm trí câu nói nổi tiếng của Bà Triệu.
“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ. Chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người”.
Đó chính là khí phách quật cường của dân tộc, quyết vùng lên đánh đuổi bọn xâm lược, giải phóng quê hương.      .
Câu nói “Na Sơn nhất phiến nhất hộ thiên hạ biến”, nghĩa là “Một tiếng hô ở Núi Nưa đã chuyển biến ở thiên hạ”. Chính là sự đề cao sự nghiệp anh hùng bất tử của Bà Triệu. Sẽ sống mãi và là niềm tự hào của cả dân tộc nói chung, và xứ Thanh nói riêng.

Cổng trời Am Tiên Thanh Hóa

Từ ngoài cổng đền Am Tiên, đi vào sâu hơn 100m, sẽ thấy cổng trời. (còn gọi là huyệt thiêng, hay huyệt khí dương).  
Theo cách gọi của các nhà phong thủy, thì nơi đây là điểm hội tụ giao hòa của đất và trời.
Tất cả linh khí của trời đất sẽ được hội tụ tại huyệt đạo thiêng này.
Huyệt đạo thiêng ở đây là một khoảng đất rộng, được rào chắn kỹ lưỡng. Bán kính khoảng 2 mươi mốt mét, thu hút hàng vạn lượt khách tham quan đến chiêm bái, thưởng ngoạn vào dịp đầu năm.
Cổng Trời Núi Nưa Triệu Sơn Thanh HóaÔng Lê Bật Sơn, Thủ từ Đền Am Tiên cho biết.
Đây chính là nơi giao thoa giữa đất và trời, nên ta có thể cảm nhận được sự chuyển động của vũ trụ.
Khi đang đứng ở huyệt đạo, nếu du khách nắm tay, nhắm mắt lại. Sau đó thả lỏng cơ thể, sẽ thấy tâm hồn như đang bay bổng.
Ngày mồng 9 âm lịch hàng năm, chính là ngày mở cửa trời.
Nên cho dù ngày đó trời có mưa gió, bão bùng. Thì cũng sẽ có một thời khắc nhất định, núi Nưa sẽ quang đãng, hanh thông, đất trời như rộng mở.
Hay mỗi lần đất nước có sự đổi thay nào đó, đêm đến, người dân quanh vùng lại thấy có một vệt sáng trên đỉnh ngàn Nưa.
Theo quan niệm dân gian, người dân và du khách khi đến huyệt đạo vào ngày “mở cổng trời” ở đền Nưa, Am Tiên.
Nếu là nam thì đi 7 vòng, nếu là nữ thì đi 9 vòng xung quanh huyệt đạo, sẽ được mạnh khỏe, may mắn và bình an.
Con đường đi chung quanh huyệt đạo còn gọi là đường Thiền hành.

Giếng Tiên tại Am Tiên Núi Nưa Thanh Hóa

Trên đỉnh ngàn Nưa, ngoài Am Tiên là nơi thờ Thánh Mẫu, thờ Phật.
Còn có nhiều địa điểm kỳ bí như giếng Tiên không bao giờ cạn.
Dù nhiều năm quanh vùng khô cạn, nhưng giếng vẫn đầy nước và trong xanh.
Ai tới giếng cầu xin nước về uống sẽ gặp được nhiều may mắn.
Theo người dân địa phương, dân gian tương truyền, sự chuyển động của vũ trụ tạo ra vết nứt trên đá.
Dần dần vết nứt rộng ra, tạo thành giếng.
Giếng Tiên Núi Nưa AM Tiên Triệu Sơn Thanh HóaNơi đây được cho là giếng Bà Triệu và nghĩa quân lấy nước sử dụng hàng ngày.
Cũng có truyền thuyết khác, mỗi tối lại thấy các tiên nữ ra tắm, nên gọi là giếng Tiên.
Trước kia, giếng chỉ là một hố sâu chừng 3 đến 4m, rộng hơn 1 mét.
Lòng giếng rất cạn, từ trên nhìn xuống đã thấy đáy. Nhưng nước giếng cứ trong veo, đầy ăm ắp, không bao giờ vơi cạn dù cho hạn hán kéo dài.
Những du khách về nơi đây, ai cũng tới giếng cầu xin nước về uống hay rửa mặt. Sẽ gặp được nhiều may mắn, làm ăn thuận buồm xuôi gió.
Còn những người mang bệnh tật sẽ dần dần khỏi nếu thành tâm. Trẻ nhỏ sử dụng nước giếng tiên cầu cho học hành đỗ đạt.
Giếng Tiên tại Am Tiên Núi Nưa Thanh hóa huyện Triệu SơnHàng năm, lễ hội Đền Nưa được tổ chức để mở “cổng trời”, vào khoảng mùng 9 đến mùng 20 tháng Giêng.
Thời gian thay đổi tùy theo từng năm.
Khách du lịch khắp nơi đổ về di tích này để cầu mong an lạc, may mắn.
Đền Bà Triệu Núi Nưa Triệu Sơn Thanh HóaCổng Đền Nưa Núi Nưa Triệu Sơn Thanh HóaĐền Bà Triệu Thị Trinh Núi Nưa Triệu Sơn Thanh HóaHuyệt Đạo Thiêng Cổng Trời Am Tiên Núi Nưa Thanh Hóa Triệu SơnCổng Vào Núi Nưa Triệu Sơn Thanh Hóa

quay lại trang DU LỊCH

GIA DỤNG MỸ PHẨM CÔNG NGHỆ SỨC KHỎE
THỜI TRANG TIN TỨC-KIẾN THỨC TRANG CHỦ